Chăm sóc y tế

CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
PHÒNG DỊCH, PHÒNG BỆNH CHO TRẺ
- Đảm bảo an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ:
- Nhà trường quan tâm và đưa vào kế hoạch, đầu tiên phải đảm bảo an toàn cho trẻ (cả thể chất và tinh thần), đảm bảo vệ sinh ATTP, không để xảy ra ngộ độc cho trẻ.
- Phòng dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh trong trường.
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân trẻ, phòng thời tiết theo mùa, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng lớp, đồ dùng đồ chơi, thực hiện lịch vệ sinh hàng ngày, tuần, tháng… phòng lớp đảm bảo thông thoáng mát mùa hè, ấm về mùa đông.
- Chăm sóc sức khỏe trẻ:
- Trẻ được cân, đo theo định kì (Trẻ 12 - 24 tháng cân hàng tháng, đo 3 tháng 1 lần; Trẻ 24 – 36 tháng cân, đo 3 tháng 1 lần; Trẻ mẫu giáo cân 3 tháng 1 lần và đo 6 tháng 1 lần); lên biểu đồ trẻ trai, gái riêng và khám sức khỏe toàn diện 1 lần/năm học. Đánh giá kết quả sau cân, khám sức khỏe thông báo phụ huynh phối hợp với nhà trường chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, dừng, giảm cân được bổ sung dinh dưỡng: sữa, fomai, chế độ ăn. Với trẻ thừa cân có chế độ ăn giảm tinh bột, đường, bơ, váng sữa… tăng lượng rau, củ và có chế độ vận động phù hợp.
- Tập cho trẻ có nề nếp rửa mặt, rửa tay (trước khi ăn, sau vui chơi ngoài trời), rửa tay xà phòng sau khi đi vệ sinh và khi xã hội đang có dịch bệnh.
+ Trẻ Nhà trẻ: Súc miệng nước muối loãng (đã đun sôi) sau khi ăn.
+ Trẻ Mẫu giáo: Biết chải răng đúng cách, xúc miệng nước muối loãng sau khi ăn.
- Trẻ được mặc đồng phục theo mùa (hè, thu, đông), cô giáo chú ý lau mồ hôi cho trẻ.
- Chế độ ăn:
- Nhà trường xây dựng, điều chỉnh thực đơn hàng tuần, theo mùa, đảm bảo calo, cân đối các chất gửi về 100% phụ huynh để phối hợp (nếu cần báo cho trẻ ăn kiêng theo sức khỏe…).
- Bếp chế biến theo bếp 1 chiều, ATTP từ thực phẩm sống rửa sạch, sơ chế, chế biến chín, chia ăn về lớp.
- Có chế độ ăn cho trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo riêng, chế biến món ăn phù hợp độ tuổi của trẻ, đảm bảo thức ăn vừa đủ độ ấm mới cho trẻ ăn. Thay đổi cách chế biến, thay đổi khẩu vị cho trẻ ăn.
- Các cô cấp dưỡng được đào tạo trung cấp nấu ăn, học các lớp nấu món Âu, Á, làm bánh. Tự chế biến làm sữa chua, sữa đậu nành, bánh Pizza, mỳ Ý, cơm cuộn, các loại bánh… Lươn, cua, cá, tôm tươi… làm tại bếp không mua đồ làm sẵn. Hoa quả sinh tố đảm bảo tươi ngon.
- Tại lớp: cô giáo giới thiệu thực đơn, động viên trẻ ăn ngon, hết xuất. Nếu trẻ mệt cô không ép, trẻ ăn không hết xuất hoặc nôn trớ được bù thêm sữa. Trẻ trên 2 tuổi cô cho trẻ tập xúc ăn. Cuối bữa cô xúc cho trẻ, trẻ tuổi MG tự xúc, cô động viên. Phụ huynh cần tập cho trẻ ở nhà.
- Nước rất cần cho trẻ, các con được uống đủ lượng nướcđun sôi để nguội, mùa đông uống nước ấm.
- Chế độ ngủ:
- Trẻ được ngủ đủ giấc, đúng độ tuổi. Với trẻ dưới 20 tháng, có giấc ngủ phụ từ 8h45-9h45.
- Phòng lớp đảm bảo thoáng mát, nhiệt độ theo mùa, chăn gối sạch sẽ, trẻ gái bỏ chun, cặp tóc, có nhạc dân ca, nhạc nhẹ không lời đầu giờ ngủ.
- Giáo viên thức bao quát, chăm sóc giờ ngủ cho trẻ.
- Bác sĩ y tế trường là BS chuyên khoa nhi, thực hiện.
- Bồi dưỡng cho giáo viên nhân viên nắm vững cách phát hiện sớm trẻ mệt, chăm sóc trẻ mệt, các biện pháp phòng tránh không để trẻ bị mất an toàn, các thao tác xử trí khi trẻ bị chấn thương phần mềm, hóc sặc, gãy xương, bỏng…
- Kiểm tra vệ sinh trẻ, đồ dùng, chăm sóc phòng dịch, phòng bệnh cho trẻ, vệ sinh ATTP bếp.
- Khi xã hội có dịch bệnh tăng cường kiểm tra, đôn đốc toàn trường tăng cường các biện pháp phòng dịch bệnh, quán triệt các văn bản của ngành và tuyên truyền giáo viên nhân viên, phụ huynh nắm vững, thực hiện và phối hợp với nhà trường.
- Phụ huynh cần quan tâm, phối hợp cùng nhà trường chăm sóc các con.